Phân loại than đốt lò hơi:
Là dạng ban đầu của thực vật chuyển hoá thành than đá, có độ ẩm rất lớn Wlv dao động trong khoảng 30 đến 90% chất bốc cao, Vc bằng khoảng 70% , tro không nhiều bằng khoảng 7 đến 15 % dễ cháy nhưng nhiệt trị cũng không cao, Qtlv khoảng 8500 đến 12000 kJ/kg . Than bùn được xếp vào loaị nhiên liệu địa phương, có nơi còn dùng làm phân bón.
Là dạng tiếp theo của than bùn, các đặc tính dao động trong phạm vi rộng độ ẩm Wlv khoảng từ 18 đến 60%, độ tro Alv khoảng từ 10đến 50%, chất bốc Vc khoảng 30đến 55%. Than nâu dễ cháy nhưng thành phần cacbon ít nên nhiệt trị vẫn chưa cao, Qtlv bằng khoảng 12000đến 16000 kJ/kg, thường vẩn được xếp vào loại nhiên liệu địa phương;
Là loại than có tuổi hình thành tương đối cao, các đặc tính cũng dao động trong phạm vi khá rộng , chất bốc thay đổi từ 2đến 55%, có thể chia thành mấy loại như sau:
Than có ngọn lửa dài với chất bốc Vc trên 42%, dễ cháy, cho ngọn lửa dài và xanh;
– Than khí (gas) có chất bốc Vc từ 35 đến 42% ;
– Than mỡ (luyện cốc ) có chất bốc Vc từ 18 đến 26%, cháy có ngọn lửa sáng và ngắn, thường dùng đễ luyện cốc cho ngành luyện kim;
– Than gầy, có chất bốc Vc dưới 17%, khó cháy, ngọn lửa ngắn và vàng, cốc không thiêu kết.
– Than antraxit ( nhiều tác giã xếp thành một loại riêng ngoài than đá ), có tuổi hình thành cao nhất, chất bốc rất ít, Vc chỉ khoảng 2đến 9%, thành phần cacbon rất cao, Cc có thể từ 95 đến 98%, khi cháy cho ngọn lửa xanh nhạt, không có khói nên còn gọi là than không khói. Tuy thành phần C cao nhưng H ít nên nhiệt trị không cao bằng than mỡ mà nhiệt độ bắt lửa lại cao nên rất khó đốt cháy. Đây là loại than có rất nhiều ở nước ta.